Mẹo trị bỏng đơn giản tại nhà
Dù nặng hay nhẹ thì các vết bỏng phải được điều trị sớm và đúng cách để ngăn hình thành sẹo. Cùng Bepanthen điểm qua một số mẹo xử lý vết bỏng đơn giản tránh để lại sẹo nhé!
Bài viết này đề cập đến:
Nguyên nhân khiến bạn bị bỏng?
Các cấp độ của vết bỏng
Bỏng có thể gây ra một số loại sẹo
Cách xử lý vết bỏng đơn giản không để lại sẹo
Bạn có thể tìm hiểu thêm:
Trong sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bỏng và được chia làm các loại bỏng như:
- Bỏng khô: Lửa hoặc tiếp xúc với vật nóng, thuốc lá, ma sát.
- Bỏng nước: Hơi nước nóng, nước nóng hay dầu, mỡ nóng.
- Bỏng điện: Điện hạ thế, điện dân dụng, sự phóng điện cao thế, sét đánh.
- Bỏng lạnh: Kim loại rất lạnh, ni tơ lỏng (-1900C), ôxy lỏng...
- Bỏng do hoá chất: Các hoá chất dùng trong công nghiệp, các loại khí độc, các chất ăn mòn, thuốc tẩy, nhất là các loại xút.
- Bỏng do bức xạ: Bức xạ nhiệt, các đèn tia cực tím mạnh, các nguồn phóng xạ .
Tham khảo: Cấp cứu nạn nhân bị bỏng. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng
Truy xuất từ: https://danang.gov.vn/web/phong-chong-thien-tai/chi-tiet-cd?id=2587&_c=94677444
Đầu tiên, bạn cần xác định mình bị bỏng ở cấp độ nào và xem liệu có nên sử dụng cách trị bỏng tại nhà hay không. Các vết bỏng được phân loại tùy theo mức độ nghiêm trọng:
- Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
- Bỏng cấp độ 2: Da bị phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong.
- Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt dây thần kinh. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen.
- Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.
Bỏng độ 3 và độ 4 là các mức độ bỏng nghiêm trọng và bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị. Với đa số tình trạng bỏng cấp độ 1 và độ 2 thì bạn có thể được điều trị ngay tại nhà.
Tham khảo: http://ttytvungtau-soyte.baria-vungtau.gov.vn/TTYTVungTau/1294/31210/54440/289323/Thong-tin-tuyen-truyen/8-cach-xu-tri-bong-de-ngan-ngua-seo.aspx
- Sẹo phì đại: có màu đỏ hoặc tím và nổi lên. Bạn có thể cảm thấy ngứa và ấm khi chạm vào.
- Sẹo co rút: làm căng da, cơ và gân và khiến bạn khó cử động hơn.
- Sẹo keloid: hình thành những vết sưng bóng, không có lông.
Tham khảo: https://www.healthline.com/health/burn-scars Accessed 26/8 /2021
1. Rửa sạch vết thương
Nước mát có tác dụng làm giảm hoặc dứt cơn đau, đồng thời ngăn ngừa tổn thương ăn sâu vào da. Vì vậy ngay khi xảy ra sự cố bị bỏng, điều đầu tiên bạn nên làm chính là để vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển, bởi đây là một trong số những yếu tố cản trở quá trình phục hồi thương tổn.
2. Bôi kem kháng sinh và phủ băng dính
Khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở hoặc vỡ, bạn có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da mau lành hơn, sau đó dùng băng gạc vô trùng để che lại.
3. Làm căng da
Bạn nên kéo dãn và làm căng da, đặc biệt nếu vết thương nằm ở những vùng cơ thể như lòng bàn tay hoặc ngón tay, các khớp. Vùng da bị bỏng có thể bị co lại gây hạn chế cử động, vì vậy bạn nên kéo căng da 10 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 phút.
4. Đừng làm vỡ vết phồng rộp
Đây là một trong những mẹo quan trọng để ngăn ngừa sẹo. Các nốt phồng rộp xuất hiện giống như một lớp chất lỏng có tác dụng ngăn nhiệt bên ngoài tác động tới vùng mô bên trong nhằm hạn chế vết bỏng lan rộng và sâu hơn. Nốt phỏng có tác dụng bảo vệ vùng da bị bỏng trong suốt một thời gian dài. Bởi vì khi bị bỏng, nhiệt độ cao từ tác nhân gây bỏng đã làm cho lớp da phía trên cùng bị chết hoàn toàn. Còn lớp da phía dưới thì quá non nớt và dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá sớm. Vì thế bạn không nên làm vỡ các vết phồng rộp trước khi nó tự xẹp.
5. Tránh nhiễm trùng
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. Điều trị nhiễm trùng ở giai đoạn đầu là rất quan trọng vì nó có thể kéo dài quá trình chữa lành và góp phần hình thành mô sẹo. Bất kỳ vết đỏ, sưng, đau hoặc có mủ ở vết thương hoặc xung quanh vết thương là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đặc biệt nếu có sốt.
6. Tránh ánh mặt trời
Da bỏng rất nhạy cảm nên trong quá trình chữa lành bạn cần tránh ánh nắng mặt trời. Điều này kéo dài khoảng 6 tháng. Nếu bạn cần đi ra ngoài thì hãy nhớ thoa một ít kem chống nắng. Nếu bạn cần ở bên ngoài lâu hơn, hãy lặp lại quá trình này một vài lần.
7. Mát-xa
Khi vùng tổn thương bắt đầu lành, việc mát-xa thường xuyên sẽ giúp phá vỡ collagen dẫn đến hình thành mô sẹo. Lưu ý không nên mát xa quá nhiều vì có thể làm xây xước và vết thương sẽ tái phát, tăng khả năng hình thành mô sẹo và kéo dài thời gian hồi phục. Bạn chỉ nên xoa nhẹ nhàng một vài lần trong ngày theo chuyển động tròn, mỗi lần khoảng 15-30 giây.
8. Sử dụng kem trị sẹo
Sau khi vết sẹo bỏng đã đóng kín, bạn có thể sử dụng sản phẩm trị sẹo như gel trị sẹo Bepanthen Anti-scar Gel… mỗi ngày để vết sẹo được cải thiệndần dần. vết sẹo sẽ mềm hơn, trơn, phẳng và mờ dần đi, dung hòa với vùng da xung quanh làm cho vết sẹo ít được nhận thấy
Tự hào là sản phẩm đến từ nhãn hiệu chăm sóc da không kê đơn bán chạy số 1 thế giới (Theo dữ liệu DB6, thị trường Chăm sóc sức khỏe toàn cầu năm 2020 của tổ chức Nicholas Hall), Bepanthen Anti-scar Gel sẽ giúp ngăn ngừa hình thành sẹo đỏ, sẹo lồi (sẹo phì đại), với 3 tác động đặc biệt giúp làm mềm, làm trơn và làm phẳng vết sẹo:
- Massage: Con lăn massage giúp xoa bóp, phá vỡ các sợi collagen ở vết sẹo cũ.
- Bảo vệ: Silicon hình thành lớp màng che vết sẹo, bảo vệ lớp da mới hình thành không bị khô và do đó giữ được cân bằng độ ẩm.
- Các chất giữ ẩm như Provitamin B5 giúp giữ nước trong da, hỗ trợ tác dụng bảo vệ của Silicon.
-
Hiệu quả được chứng minh giúp làm mờ, làm phẳng, làm mềm vết sẹo cũ sau 8 tuần sử dụng(*). Nên sử dụng trong tối thiểu 8 tuần.
(*) Tài liệu tham khảo: Stettler H et al. Clinical Innovation: Treatment with an anti-scar gel and massage ball improves physical parameters of hypertrophic scars. Wounds lnt 2016;7:18-23
Hướng dẫn sử dụng Bepanthen Anti-scar Gel đúng cách
Vết thương đã đóng kín dưới 1 tháng:
- Dùng ngón tay bôi một lượng vừa đủ (tùy theo kích thước của sẹo) trên vết sẹo để tạo ra một lớp mỏng và chờ vài phút (ví dụ trước khi mặc quần áo). Phần thừa còn ướt có thể tạo các vết trên quần áo.
- Bôi 2 lần/ngày (ví dụ buổi sáng và buổi tối).
- Bôi lại trong trường hợp bạn tắm giữa hai lần bôi hoặc chơi các môn thể thao cường độ mạnh.
- Nên sử dụng trong ít nhất 2 tháng.
- Phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Vết thương đã đóng kín hơn 1 tháng:
- Bepanthen Anti-scar Gel có kèm theo một viên bi (con lăn) xoa bóp
- Viên bi (con lăn) xoa bóp này chỉ sử dụng trên các vết sẹo đã hình thành (hơn một tháng sau khi vết thương đã đóng kín)
- Ở những vết thương đã đóng kín hơn một tháng, sử dụng viên bi (con lăn) xoa bóp trước khi bôi Bepanthen Anti-scar Gel theo mô tả dưới đây:
- Sử dụng viên bi (con lăn) xoa bóp để xoa bóp vết sẹo nhẹ nhàng (chỉ sử dụng áp lực nhẹ) bằng cách lăn trên sẹo vài phút trước khi bôi Bepanthen Anti-scar Gel như trình bày cho Vết thương đã đóng kín dưới 1 tháng.
Lưu ý
Các biện pháp này chỉ áp dụng cho vết bỏng cấp độ một và cấp độ hai. Trong trường hợp bỏng độ ba trở lên, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị đúng cách và kịp thời. Với việc điều trị phù hợp, sẽ rút ngắn quá trình hồi phục vết thương cũng như ngăn ngừa sự hình thành của các mô sẹo.
Tham khảo: 8 cách xử trí bỏng để ngăn ngừa sẹo. Trung tâm y tế Vũng Tàu
Truy xuất từ: http://ttytvungtau-soyte.baria-vungtau.gov.vn/TTYTVungTau/1294/31210/54440/289323/Thong-tin-tuyen-truyen/8-cach-xu-tri-bong-de-ngan-ngua-seo.aspx
Lời kết
Qua bài viết trên, Bepanthen mong rằng đã giúp các bạn biết cách xử lý đơn giản các vết bỏng ngay tại nhà để tránh hình thành sẹo, khiến bạn mất tự tin. Chúc các bạn luôn có một làn da khỏe mạnh nhé!
LMR-CH-20210922-24