Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì? Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một loại bệnh da liễu mãn tính ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của bé, xác định đúng nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
1. Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
1.1 Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là một dạng tổn thương da, thường xuất hiện ở giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi. Bệnh gây nên sự ngứa ngáy, đau rát ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Trẻ bị viêm da cơ địa thường ngứa ngáy bứt rứt và quấy khóc thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng hơn khiến trẻ ngủ không đủ giấc, chán ăn, bỏ ăn.
1.2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Trẻ bị viêm da cơ địa có triệu chứng khá đa dạng, mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau. Những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như sau:
- Da nổi mẩn ngứa, ban đỏ: Bề mặt da bé sẽ xuất hiện những vết đỏ hình tròn bị mẩn lên và thô ráp. Sau thời gian ngắn, tại những chỗ da bị mẩn đỏ sẽ mọc những mụn nước li ti.
- Da sưng tấy: Vùng da bị viêm da cơ địa thường thô ráp và dày hơn bình thường. Những mụn nước liti mọc dày sẽ khiến da bé bị sưng tấy làm cho trẻ bị ngứa ngáy và đau rát.
- Da đóng vảy và bong tróc: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của viêm da cơ địa. Sau khi những nốt mụn nước vỡ làm cho dịch trong mụn nước chảy ra, sau đó khi dịch khô thì xuất hiện tình trạng da bị đóng vảy và bong tróc.
- Mệt mỏi: Ngứa ngáy mang đến cảm giác khó chịu cho bé làm cho bé bứt rứt mệt mỏi. Tình trạng kéo dài khiến cho trẻ bị biếng ăn, ngủ không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
1.3. Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em:
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng đa phần trẻ bị viêm da cơ địa thường có người thân trong gia đình mắc bệnh này hoặc các bệnh liên quan như bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng.
- Môi trường sống: Đây cũng là các yếu tố tác động trực tiếp đến viêm da cơ địa bùng phát ở trẻ. Sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với lông động vật, hoá chất, ... trẻ sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa càng cao.
- Dị ứng thức ăn: Nhiều trường hợp trẻ em bị dị ứng với các thành phần có trong thực phẩm như trứng, sữa, hải sản,... Điều này cũng là nguy cơ tiềm ẩn mắc viêm da cơ địa.
- Thời tiết thay đổi: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên vào những ngày giao mùa khi thời tiết thay đổi rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt, thời tiết hanh khô là nguyên nhân làm cho nhiều trẻ bị viêm da cơ địa.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất, độ pH cao cũng là nguyên nhân khiến da bé bị khô và tổn thương.
2. Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?
Viêm da cơ địa là loại bệnh mãn tính nên việc chữa bệnh viêm da cơ địa tuỳ thuộc vào triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe của trẻ. Nó cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng da bé. Tuy nhiên, hiện tại không có cách chữa khỏi hẳn bệnh viêm da cơ địa. Mục tiêu của việc chữa bệnh viêm da cơ địa là giảm ngứa và viêm, bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Cha mẹ cần chủ động chăm sóc cho da bé đúng cách để bảo vệ con khỏi những tác nhân gây viêm da cơ địa, hạn chế bệnh tiến triển xấu bằng cách:
- Tránh các tác nhân gây bệnh như xà phòng, hoá chất, nấm mốc, mạt bụi, côn trùng, hải sản,...
- Kiểm soát ngứa cho bé: Khi bị viêm da cơ địa, trẻ thường ngứa ngáy và gãi. Tuy nhiên hành động gãi có thể khiến tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phụ huynh cần kiểm soát và hạn chế việc gãi của trẻ.
- Mẹ có thể sử dụng khăn ấm, đắp gạc ẩm hoặc sử dụng kem giúp trị hoặc giảm ngứa, giảm mẩn đỏ cho bé như kem trị ngứa Bepanthen Itch Relief Cream với thành phần KHÔNG CHỨA CORTICOID, giúp làm giảm và dịu nhanh vết ngứa chỉ trong 30 phút cũng như giúp tái tạo hàng rào bảo vệ cho da, giúp làn da phục hồi và giảm cảm giác muốn gãi.
- Vệ sinh tay trẻ sạch sẽ để giúp hỗ trợ phòng ngừa bé gãi gây ra bội nhiễm da.
- Tắm cho trẻ đúng cách: Không tắm nước quá nóng hoặc cho trẻ ở trong môi trường có nhiệt độ cao điều này khiến da trở nên khô và ngứa nhiều hơn. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc có thể sử dụng các loại sữa tắm dưỡng ẩm toàn thân cho bé.
- Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, thông thoáng, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Trồng thêm cây xanh xung quanh nhà cho bầu không khí trong lành.
- Hạn chế nuôi thú cưng có lông như chó, mèo trong nhà.
- Cho trẻ uống nước nhiều, đặc biệt là các loại nước trái cây giàu vitamin.
- Sử dụng kem dưỡng có thể sử dụng cho da chàm: mẹ nên tìm hiểu các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để giúp cải thiện tình trạng da khô quá mức do viêm da cơ địa ở trẻ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da trẻ bị viêm da cơ địa. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa đúng cách.
Nguồn tham khảo:
- [1] Viêm da cơ địa ở trẻ em: Đừng chủ quan kẻo nhận “trái đắng”. https://soyte.binhduong.gov.vn/Lists/giaoducsuckhoe/DispForm.aspx?ID=90&viem-da-co-dia-o-tre.html. Truy cập ngày 02/11/2022.
- [2] Chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa ở trẻ. https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cham-soc-tre-bi-viem-da-co-dia-o-tre-4036. Truy cập ngày: 02/11/2022.
- [3] Viêm da cơ địa ở trẻ em và giải pháp điều trị dứt điểm. https://soyte.thaibinh.gov.vn/upload/80613/20220727/viem-da-co-dia-o-tre-em_e99f0.pdf. Truy cập ngày 02/11/2022.
CH-20230209-07