Phải làm sao khi trẻ quấy khóc thường xuyên?
Trẻ sơ sinh quấy khóc là vấn đề rất thường gặp, và việc này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong giai đoạn 3 tháng đầu sau sinh là khoảng thời gian vất vả nhất của các ông bố bà mẹ vì đây là thời kỳ trẻ quấy khóc nhiều, đặc biệt là bắt đầu lúc chiều muộn hay tối khuya. Vì vậy, để tìm ra cách dỗ dành trẻ hiệu quả khi trẻ quấy khóc, ba mẹ cần hiểu rõ vì sao trẻ sơ sinh khóc nhiều.
Vì sao trẻ sơ sinh quấy khóc?
Trẻ sơ sinh chưa thể diễn đạt cảm xúc bằng lời, vì vậy trẻ sẽ dùng tiếng khóc để truyền tải cảm xúc và thông điệp của mình chứ không phải ngẫu nhiên mà trẻ quấy khóc nhiều. Tiếng khóc giúp trẻ thể hiện trạng thái tâm lý, cảm xúc từ những giây phút đầu đời của mình. Cách trẻ quấy khóc cũng sẽ dần thay đổi để tương xứng với sự phát triển về khả năng giao tiếp của bé. Vì vậy mà khi bé được khoảng 3 tháng tuổi, tiếng khóc sẽ mang nhiều thông điệp hơn.
Hãy cùng Bepanthen Balm khám phá nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh quấy khóc để ba mẹ tham khảo.
Các lý do trẻ quấy khóc thường gặp:
- Do trẻ gắt ngủ:
Một số trẻ dễ ngủ thường sẽ không quấy khóc mà có thể dễ dàng lăn ra ngủ vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngược lại, trẻ sơ sinh khóc nhiều khi gắt ngủ và cần ba mẹ ru để đưa con vào giấc.
- Do trẻ đói bụng:
Khi trẻ đói bụng và không được cho bú hay cho ăn, trẻ sẽ quấy khóc nhiều để báo ba mẹ biết.
- Do tã bỉm bị dơ:
Khi tã bỉm bị dơ, trẻ quấy khóc để gửi tín hiệu ngay đến ba mẹ rằng con muốn được thay tã. Một số trẻ khác có thể chịu đựng tình trạng này lâu hơn. Vì thế, khi thấy trẻ sơ sinh quấy khóc, ba mẹ hãy kiểm tra xem tã của con cần được thay hay chưa nhé. Ngoài ra bố mẹ cũng phải chú ý đến quá trình vệ sinh cho bé để ngăn ngừa tình trạng em bé bị hăm tã.
- Do trẻ mọc răng:
Nếu trẻ sơ sinh khóc nhiều mà không biết rõ nguyên nhân, ba mẹ hãy thử dùng tay thăm dò lợi bé vì rất có thể trẻ quấy khóc vì đang trong thời kỳ mọc răng.
Những trải nghiệm mọc răng đầu tiên sẽ khiến trẻ cảm giác đau đớn, khổ sở vì vậy trẻ sơ sinh hay quấy khóc và khó tránh khỏi tâm trạng khó chịu.
Ngoài một số nguyên nhân thường hay gặp và dễ đoán khi trẻ quấy khóc, còn có những lí do liên quan khác như bé bị vấn đề về sức khỏe, về tiêu hóa, bé muốn được ôm ấp, vỗ về,...
*Tham khảo: Tìm hiểu hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Phòng khám Đa khoa Pasteur.
Truy xuất từ https://pasteur.com.vn/bai-viet/quay-khoc-o-tre-so-sinh. Ngày truy cập: 21-05-2021.
Phải làm sao khi trẻ quấy khóc?
Khi trẻ sơ sinh khóc nhiều, ba mẹ cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn dành vài phút dỗ dành, lắng nghe tiếng khóc và biểu hiện của con để hiểu được thông điệp mà con đang muốn chuyển tải. Cách thể hiện, ứng xử của ba mẹ khi trẻ sơ sinh quấy khóc chính là những tín hiệu ngôn ngữ chung đầu tiên giữa cả hai. Vậy làm sao để hiểu tiếng nói và đáp ứng được những thông điệp của con? Cùng khám phá một số bí quyết giúp ba mẹ xử lý tình huống trẻ sơ sinh quấy khóc:
1. Vỗ về, âu yếm trẻ
Khi được ôm ấp, vỗ về, bé sẽ cảm giác được yêu thương, quan tâm và che chở từ ba mẹ. Vì vậy, lúc trẻ khóc nhiều, ba mẹ hãy ôm bé vào lồng ngực, hát ru hoặc lắc lư để bé dần vơi đi cơn khóc.
2. Chờ đợi cơn khóc của trẻ qua đi
Đôi khi ba mẹ cần giữ thái độ bình tỉnh và dành cho con khoảng thời gian để có thể nguôi đi cơn khóc. Không làm gì và chờ đợi bé nín cũng là cách ba mẹ có thể xem xét khi trẻ chỉ có những lần quấy khóc nhỏ.
3. Tìm không gian thoải mái cho trẻ
Mẹo hay mà ba mẹ có thể áp dụng khi trẻ sơ sinh quấy khóc đó là di chuyển bé sang một không gian hoặc môi trường thoải mái hơn. Vì những điều mới lạ có thể thu hút bé và giúp bé thay đổi tâm trạng một cách diệu kỳ. Điều này có thể làm bé trở nên bận rộn, quên quấy khóc. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần hiểu xem bé yêu thích thú với điều gì, vì đôi khi những nơi ồn ào, náo nhiệt lại có thể khiến bé khóc nhiều hơn.
4. Sử dụng sản phẩm ngừa hăm tã cho trẻ
Hăm tã có thể là nguyên nhân làm bé khó chịu. Để phòng ngừa những vết hăm, bên cạnh việc vệ sinh thường xuyên khu vực ẩm ướt đặc biệt những nơi có vết hăm, mẹ nên kết hợp sử dụng những sản phẩm ngừa hăm để giúp da bé nhanh lành hơn. Những sản phẩm kem chống hăm có chứa phần Provitamin B5 (Dexpanthenol), tinh chất len cừu Lanolin như kem làm lành và phòng ngừa hăm Bepanthen Balm, sử dụng mỗi lần thay tã cho trẻ, giúp hỗ trợ làm lành, bảo vệ cho làn da nhạy cảm của em bé tránh khỏi các tác nhân gây kích ứng, giúp con vui khỏe, không còn quấy khóc vì hăm tã nữa.
5. Xây dựng và tuân thủ lịch trình sinh hoạt của trẻ
Với những trẻ quấy khóc vì đói hay gắt ngủ, rất có thể ba mẹ đang làm trái những thói quen sinh hoạt của con. Vì vậy, một bí quyết cần lưu ý là luôn thực hiện đúng giờ giấc sinh hoạt của bé, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc vì thèm ăn hay chưa được ru ngủ đúng giờ.
6. Đưa trẻ đi khám
Trong trường hợp, ba mẹ thấy trẻ sơ sinh khóc nhiều và quấy khóc khó chịu bất thường, nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu đúng nguyên nhân khiến con khóc. Ba mẹ hãy mô tả chi tiết, trao đổi với bác sĩ về tiếng khóc của trẻ, thời gian kéo dài, khóc như thế nào, có những biểu hiện thay đổi nào khác lạ không. Bé quấy khóc có thể là biểu hiện của hăm tã ở trẻ nhỏ, gặp bác sĩ để được phát hiện sớm vấn đề và khắc phục kịp thời.
*Tham khảo: Bảy lý do trẻ nhũ nhi khóc và cách dỗ. BS CKII Nguyễn Minh Tiến. Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Truy xuất từ https://bvndtp.org.vn/bay-ly-do-tre-nhu-nhi-khoc-va-cach-do/. Ngày truy cập: 21-05-2021.
Bepanthen Balm hy vọng ba mẹ có thể hiểu vì sao trẻ quấy khóc để hiểu con hơn và tìm ra bí quyết phù hợp, giải pháp hiệu quả để đồng hành cùng con thông qua những chia sẻ bổ ích trên
LMR-CH-20210705-15
Mua Bepanthen trực tuyến
Bạn có thể mua các sản phẩm Bepanthen ở tất cả các siêu thị, hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi trên cả nước cũng như gian hàng chính thức của Bepanthen trên các sàn thương mại điện tử.
Sau đây là danh sách những trang web bán lẻ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin mua sản phẩm Bepanthen.