Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã ở trẻ sơ sinh luôn là nỗi ám ảnh đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Tình trạng này thường khiến bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon… Vùng da tiếp xúc với tã lót sẽ có hiện tượng phát ban, có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hăm tã và cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh mẹ nhé!

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HĂM TÃ

1. Do làn da nhạy cảm của bé

Da của trẻ sơ sinh mỏng hơn nhiều so với người lớn và do đó chúng rất dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài. Bất cứ thứ gì chạm vào làn da của bé đều có khả năng gây kích ứng, từ khăn ướt đến tã lót. Một số thành phần bột giặt, nước xả mà mẹ dùng để giặt tã cho bé cũng có thể gây hăm tã ở trẻ sơ sinh.

2. Do thức ăn không phù hợp

Có rất nhiều bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị hăm da khi bước vào quá trình ăn dặm, nhất là sau khi bé thử một món ăn mới. Ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với việc ăn uống, do đó bé sẽ phải thử khá nhiều loại thức ăn mới và một số loại có thể không phù hợp với cơ địa của bé. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi thành phần nước tiểu hoặc phân của bé, là một trong những nguyên nhân gây hăm tã.

3. Do vấn đề vệ sinh

Để da bé tiếp xúc với tã bẩn quá lâu cũng là nguyên nhân gây hăm tã. Môi trường bẩn, ấm và ẩm ướt bên trong tã rất thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Bạn cũng nên giữ vệ sinh vùng kín cho bé trong quá trình thay tã. Nên nhớ, chỉ lau rửa nhẹ nhàng và để khô, thay vì chà xát da của bé. Nếu dùng tã vải, bạn nên ngâm tã với nước sôi sau khi tã đã được giặt sạch và trước khi tã được mang phơi. Cách này giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt của tã.

Đừng buộc tã quá chặt vì như thế sẽ cản trở sự thông thoáng ở vùng da mông, gây bí hơi.

Thỉnh thoảng, bạn nên cho bé “để trần”, không mặc tã hay quấn khăn và đặt bé nằm trên một tấm lót dày. Nếu bé đi tiểu hoặc đi tiêu, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho bé ngay. Làn da khô thoáng, sạch sẽ là yếu tố hàng đầu chống hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. May mắn rằng, ba mẹ hoàn toàn có thể ngừa tình trạng này bằng những biện pháp trên.

Bài viết liên quan

9 tiêu chí vàng khi chọn  kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh

9 tiêu chí vàng khi chọn kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh

Kem bôi hăm da trẻ em là lựa chọn của các bà mẹ thông minh, giúp con trẻ tránh khỏi những cơn đau rát tại vùng tã. Vậy chọn kem bôi hăm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Tìm hiểu thêm
Cấu trúc và vai trò của da

Cấu trúc và vai trò của da

Làn da là điều "làm nên" con người khi hình thành nên phần lớn cấu trúc cơ thể và đảm nhận nhiều vai trò quan trọng khác.

Tìm hiểu thêm
Hăm tã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Hăm tã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ bị hăm tã luôn trong tình trạng khó chịu và cáu gắt. Đây là một trong những vấn đề khiến rất nhiều mẹ bỉm sữa đau đầu. Vậy hăm tã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tìm hiểu thêm
Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ da

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ da

Hăm tã ở trẻ luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh, đặc biệt là hăm da ở trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng bé bị hăm tã nhé! 

Tìm hiểu thêm
Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã ở trẻ sơ sinh luôn là nỗi ám ảnh đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Tình trạng này thường khiến bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon…

Tìm hiểu thêm
Bí quyết chăm sóc da nhạy cảm của trẻ bị hăm tã

Bí quyết chăm sóc da nhạy cảm của trẻ bị hăm tã

Đừng tắm cho bé quá thường xuyên vì điều này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên. Mỗi ngày tắm một lần là đủ.

Tìm hiểu thêm

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Floating-logo