Chuẩn bị đi sinh: 10 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết
Giai đoạn cuối của thai kỳ là thời điểm mẹ bầu thường phải chịu nhiều áp lực để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” thành công. Mặc dù mẹ có thể xác định được ngày dự sinh nhưng rất khó để biết thời điểm chuyển dạ chính xác do bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu để mẹ biết rằng con yêu đã sẵn sàng chào đời. Mẹ bầu hãy xem qua 10 dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tâm lý cho ngày sinh nở nhé!
1. Sa bụng, bụng tuột xuống
Một vài tuần trước khi được sinh ra, bé sẽ dần di chuyển xuống vùng khung chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Mẹ sẽ đi lại khó khăn hơn nhưng lại dễ dàng hít thở hơn do thai nhi không còn chiếm nhiều không gian phổi. Tuy nhiên, lúc này cổ tử cung và bàng quang của mẹ lại bị bé chèn ép đôi chút, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều hơn.
2. Cổ tử cung bắt đầu mở
Cổ tử cung mở là một trong những dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất. Mẹ bầu có thể dễ dàng thấy rằng cổ tử cung của mình mở rộng hơn trong vài ngày hoặc vài tuần trước sinh để chuẩn bị cho bé chào đời. Tốc độ mở tử cung ở mỗi người cũng khác nhau. Bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra độ mở của tử cung thông qua việc thăm khám.
3. Cân nặng ngừng tăng hoặc giảm cân
Việc cân nặng không tăng thêm hay thậm chí còn giảm đi vào thời điểm cuối thai kỳ là điều hoàn bình thường và còn được xem như một dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, do đó mẹ bầu không cần phải lo lắng nhé! Cân nặng hao hụt có thể xảy ra do lượng nước ối giảm xuống để chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
4. Cảm thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi
Hiện tượng mệt mỏi thường xuất hiện ở mẹ bầu chuẩn bị đi sinh, thường là do mất ngủ. Trong giai đoạn này, bụng mẹ sẽ ngày càng to và chèn ép bàng quang, khiến mẹ bầu phải tiểu đêm nhiều. Do đo, mỗi khi cảm thấy buồn ngủ, các mẹ nên tranh thủ chợp mắt để giảm bớt phần nào mệt mỏi.
5. Đau lưng, chuột rút nhiều hơn
Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Khi sắp lâm bồn, mẹ bầu thường bị đau nhiều hơn ở bẹn và lưng, đặc biệt ở lần đầu sinh nở. Lúc này, các cơ ở xương chậu và tử cung được kéo căng để chuẩn bị cho em bé chào đời.
6. Cảm thấy các khớp giãn ra
Hormone relaxin tiết ra trong giai đoạn cuối của thai kì có thể khiến dây chằng trở nên mềm mại hơn. Mẹ bầu đừng lo lắng nhé vì đây chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để mở rộng khung chậu, giúp bé có thể chào đời dễ dàng hơn.
7. Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể xảy ra do nhiều lý do, nhưng nếu mẹ bầu dễ bị tiêu chảy vào tháng cuối thai kỳ thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu chuẩn bị đi sinh. Khi các cơ vùng chậu giãn ra để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”, chúng cũng làm các bộ phận cơ thể khác trở về trạng thái “nghỉ ngơi”, bao gồm cả trực tràng. Điều này khiến mẹ bầu dễ đi tiêu phân lỏng. Tuy hơi bất tiện và khó chịu nhưng các mẹ nên cố gắng vì sau sinh sẽ không còn dấu hiệu này nữa.
8. Dịch âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Một vài ngày trước khi bé chào đời, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch hơn và dịch âm đạo có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy tử cung có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra. Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu, đôi khi màu hồng hoặc có một ít máu. Dịch âm đạo có máu là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
9. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
Những cơn co thắt chính là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh rõ ràng nhất. Mẹ bầu sẽ cảm thấy các cơn đau thắt liên tục như thể các cơ tử cung đang siết chặt. Dù mẹ có thay đổi tư thế nhưng các cơn co thắt không hề giảm, thậm chí ngày càng mạnh và khó chịu hơn. Cơn đau bắt đầu ở lưng dưới và di chuyển dần xuống bụng dưới, sau đó có thể đến chân. Tần suất ngày càng liên tục, cách nhau khoảng 5-7 phút khiến mẹ bầu đau đớn hơn.
10. Vỡ nước ối
Thai nhi được hình thành và phát triển trong túi ối. Túi ối bị vỡ nghĩa là ngày chào đời của bé sẽ không còn xa. Tùy cơ địa mỗi người mẹ mà lượng nước ối có thể chảy nhiều hay ít, chảy thành dòng hoặc nhỏ giọt. Nước ối thường có màu trong hoặc vàng nhạt. Bạn nên ghi lại thời gian vỡ ối, lượng nước ối, màu sắc của nước ối và đến bệnh viện ngay. Thời điểm lâm bồn có thể là vài giờ sau khi các cơn co thắt và vỡ ối xuất hiện.
Khi xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh trên, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý để “vượt cạn” thành công.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên chuẩn bị đồ đi sinh như các vật dụng vệ sinh cá nhân, quần áo. Đặc biệt, kem làm lành vết hăm là sản phẩm vô cùng cần thiết cho mẹ và bé vì bên cạnh tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh thì cũng có rất nhiều bà bầu bị hăm háng trong giai đoạn mang thai. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm an toàn và phù hợp cho trẻ sơ sinh với các tiêu chí: không chứa chất bảo quản, không paraben, không hương liệu và không kháng sinh.
Bài viết liên quan
Cách chăm sóc trẻ trong 3 tháng đầu đời
Nuôi con chưa bao giờ là một điều dễ dàng, nhất là trong 3 tháng đầu tiên khi phải làm quen với mọi thứ
Chuyến du lịch đầu tiên: Cần chuẩn bị gì để bảo vệ cho da bé?
Chuẩn bị đồ cho bé đi du lịch với cả nhà vừa đầy đủ lại vừa gọn gàng chắc hẳn là một điều không hề dễ dàng vì có rất nhiều thứ cần thiết phải mang theo.
Con gái tên Trang và mong muốn của cha mẹ: Ý nghĩa tên Trang là gì?
Ý nghĩa của tên Trang là gì? Tính cách của con gái tên Trang thường như thế nào?
Tên Linh có ý nghĩa gì? Gợi ý những tên Linh hay
Ý nghĩa tên Linh là gì? Đặt tên đệm cho tên Linh như thế nào cho hay và độc đáo?
Gợi ý đặt tên con: Ý nghĩa tên Thúy
Với mong muốn con cái sau này có cuộc sống ổn định an nhàn và thành công, các bậc cha mẹ thường rất quan tâm đến cái tên của con.
Tên Lan có ý nghĩa gì? Cách đặt tên đệm cho tên Lan hay nhất
Đặt tên cho con là điều vô cùng quan trọng vì cái tên sẽ theo bé đến suốt cuộc đời.