Các câu hỏi thường gặp
Hăm tã và Da :
Hăm tã là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm da, nổi mẩn đỏ trong các vùng mặc tã. Hăm tã có thể do một vài nguyên nhân khác nhau nhưng nó thường được coi làm một dạng viêm da do tiếp xúc với các chất gây kích ứng (VD: ban đỏ có thể do các tác nhân vật lý, hóa học hoặc cọ xát tại chỗ). Hăm tã thường xảy ra ở trẻ nhỏ tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng khác có mang tã [1].
Tài liệu tham khảo:
1. Kimberly A Horii, Trisha A Prossick. Overview of diaper dermatitis in infants and children. Uptodate 2014.
Da vùng bọc tã bị cọ xát cơ học, bị hydrat hóa quá mức, thay đổi độ pH và tiếp xúc thường xuyên với nước tiểu và phân, gây kích ứng mạnh choda. Ba loại viêm da tã lót phổ biến nhất bao gồm viêm da do cọ xát, viêm da tiếp xúc kích thích và nhiễm nấm candida vùng tã lót. . Ngoài ra, da vùng tã lót cùng có thể có một số các bệnh lý về da liễu khác. Nấm Candida albican và tu cầu vàng (Staphylococcus aureus) thường được phân lập từ khu vực bị ảnh hưởng và được cho là đóng vai trò chính trong viêm da tã lót. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây hăm tã do kết hợp của các yếu tố như: tiếp súc với môi trường nước tiểu ấm, ẩm ướt kéo dài trong tã, cọ xát cơ học; sự hiện diện của muối mật và các chất gây kích ứng khác trong phân làm phá vỡ các lipid và protein bảo vệ ở lớp ngoài cùng của da; sự gia tăng nồng độ pH của da do hỗn hợp nước tiểu và phân; và đôi khi có sự hiện diện của vi sinh vật.
Tài liệu tham khảo:
1. Pogacar, Maja Sikic, Maver, Uros, et al. Diagnosis and management of diaper dermatitis in infants with emphasis on skin microbiota in the diaper area. 2017. International Journal of Dermatology2018,57, 265–275
- Trẻ quấy khóc kéo dài là dấu hiệu đầu tiên của cơn đau, kèm theo thay đổi về giấc ngủ, ngủ không thẳng giấc, giảm số lần đi tiểu và đại tiện.
- Mức độ nghiêm trọng của viêm da tiếp xúc kích ứng có thể thay đổi từ ban đỏ không triệu chứng thể nhẹ khi có thấm ướt và kích ứng ma sát tối thiểu đến viêm nặng tại khu vực da bọc tã với đặc trưng là ửng đỏ diện rộngrộng với bề mặt da trơn nhẵn, hoặc có thể có có vết loét, sưng hoặc nốt mụn
- Viêm da do mặc tã nhẹ thường xuyên xảy ra ở trẻ em khi trẻ chưa biết cách tự đi vệ sinh, và không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ mắc giữa hai giới. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ bú sữa mẹ có thể có nguy cơ mắc hăm tã thấp hơn.
Tài liệu tham khảo:
2. Pogacar, Maja Sikic, Maver, Uros, et al. Diagnosis and management of diaper dermatitis in infants with emphasis on skin microbiota in the diaper area. 2017. International Journal of Dermatology2018,57, 265–275
Nhìn chung, ngăn ngừa hăm tã cũng tương tự như làm lành hăm tã:
- Giáo dục và hỗ trợ cho cha mẹ là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa hăm hã cho trẻ. Cha mẹ nên học về những biện pháp thường dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh như vệ sinh đúng cách cho trẻ khi mặc tã, tìm hiểu, học về các biện pháp giúp khôi phục lại làn da khỏe mạnh cho bé và ngăn ngừa tái phát hăm tã.
- Giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp của da với tã lót và môi trường ẩm ướt bằng cách để mông trẻ tự do, tiếp xúc với không khi càng lâu càng tốt.
- Tốt nhất là nên thay tã mới cho bé sau mỗi lần bé đi tiểu hoặc đại tiện.
- Đối với trẻ sơ sinh có nguy cơ bị viêm da do mặc tã, vào mỗi lần thay tã, có thể bôi sản phẩm bảo vệ cho da, để tạo thành một lớp màng lipid bảo vệ trên da, giúp làm giảm đáng kể sự tiếp xúc của da bé với độ ẩm và các chất gây kích ứng trong tã lót, đồng thời gần như không gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của da bé dưới lớp kem.
- Cân nhắc việc huấn luyện các biện pháp vệ sinh phù hợp cho vùng da mặc tã.
- Nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm (37–40°C), sử dụng sữa tắm dịu nhẹ với lượng vừa phải.
- Sử dụng các sản phẩm thích hợp để phòng ngừa và làm lành hăm tã.
Tài liệu tham khảo:
2. Pogacar, Maja Sikic, Maver, Uros, et al. Diagnosis and management of diaper dermatitis in infants with emphasis on skin microbiota in the diaper area. 2017. International Journal of Dermatology2018,57, 265–275
Triệu chứng hăm tã thông thường:
- Da có màu hồng đến đỏ, da mịn hoặc có nứt nẻ
- Có thể xảy ra trên các bề mặt mịn hơn của mông hoặc trên âm hộ
- Thường không kèm nhiễm nấm ở miệng của trẻ
- Hăm tã chỉ khu trú ở một khu vực nhất định.
Tài liệu tham khảo:
1. Norris, Taylor. Identifying and Treating a yeat Diaper rash 2019 https://www.healthline.com/health/parenting/yeast-diaper-rash
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm da vùng tã lót có kèm nhiễm nấm, , bên cạnh các biện pháp xử lý hăm tã thông thường, cần phải có thêm thuốc trị nấm tại chỗ. Các thuốc trị nấm được sử dụng rộng rãi nhất là clotrimazole, miconazole và ketoconazole. Nystatin và mupirocin không có hiệu quả trong điều trị bcác trường hợp này. Thời gian điều trị thường dài hơn so với hăm tã tông thường, có thể kéo dài 2 -3 tuần với đơn trị liệu hoặc phối hợp 2 thuốc bôi ngoài da, , tùy thuộc vào thuốc trị nấm được chọn. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây nhiễm nấm và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh tái phát.
Tài liệu tham khảo:
1. Bonifaz, Alexandro, Rojas, Rubi, et al. Superficial Mycoses Associated with Diaper Dermatitis. 2016. Mycopathologia (2016) 181:671–679 DOI 10.1007/s11046-016-0020-9