Trẻ bị chàm sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giúp hỗ trợ phòng ngừa

Chàm sữa là bệnh da phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, thường xuất hiện từ 6 tháng tuổi. Bệnh gây ra các tổn thương da như mẩn đỏ, mụn nước nhỏ, rịn nước và đóng vảy, chủ yếu ở mặt và các nếp gấp da. Trẻ bị chàm sữa thường quấy khóc, ngủ kém do ngứa và khó chịu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng và để lại sẹo. Bài viết này sẽ tìm hiểu về chàm sữa và cách phòng ngừa.

1. Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa, các giai đoạn của chàm sữa ở trẻ 

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là dạng chàm thể tạng, thường gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa ban đầu là các mảng hồng ban, sẩn, mụn nước; rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mũi.

Chàm sữa ở trẻ thường được chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Chàm sữa cấp tính: Giai đoạn này thường xuất hiện mụn nước, ban hồng. Sau vài ngày nếu không được chữa trị sẽ chuyển sang trạng thái rỉ dịch, tạo vảy trên da gây cảm giác khó chịu cho bé.
  • Chàm sữa mãn tính: Trong giai đoạn này da kết lại thành mảng dày, khô ráp, kèm theo tróc vảy, nứt da gây tình trạng đau rát.
  • Chàm bán cấp: Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai giai đoạn chàm sữa cấp tính và mãn tính. Những vùng da bị ảnh hưởng có xu hướng ngày càng lan rộng và xuất hiện mủ trên da.

2. Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa 

Đến nay, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh chàm sữa có liên quan đến những nguy cơ sau đây:

  • Do yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ hoặc người thân có cùng huyết thống trong gia đình có lịch sử bị mắc bệnh chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng, thì những đứa trẻ có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn bình thường.
  • Rối loạn chức năng miễn dịch: Nếu chế độ sinh hoạt không hợp lý dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Khi đó hàng rào bảo vệ da khỏi vi khuẩn bị mất dần tác dụng làm cho da bị mất nước.
  • Dị ứng, đột biến gen: Cơ địa có biến thể, đột biến gen cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nguy cơ bệnh chàm sữa ở trẻ.
  • Chất gây kích ứng: Khi tiếp xúc chất kích ứng trẻ bao gồm lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, thực phẩm gây dị ứng, ... cũng có nguy cơ bùng phát chàm sữa ở trẻ.

3. Cách hỗ trợ phòng ngừa chàm sữa cho trẻ

Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc da cho trẻ để giúp hỗ trợ phòng ngừa chàm sữa theo các nguyên tắc như sau:

  • Nên tắm nước ấm cho trẻ, thời gian tắm dưới 15 phút, không nên ngâm trẻ trong nước quá lâu.
  • Chọn những loại sữa tắm có tính chất dịu nhẹ, an toàn với da bé.
  • Lau khô cho bé bằng khăn tắm mềm mại, mịn, thấm nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh lên da bé.
  • Lựa chọn những xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh, không cho bé tiếp xúc trực tiếp với các chất kiềm như bột giặt, xà phòng, ...
  • Nên lựa chọn quần áo có chất liệu 100% cotton, không cho trẻ mặc đồ quá chật, những loại vải tổng hợp gây kích ứng trên da.
  • Không nên nuôi thú cưng trong nhà, không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, nhiệt độ và độ ẩm trong phòng trẻ phải hợp lý.
  • Nếu biết trẻ bị dị ứng với những loại thực phẩm nào, cần loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi khẩu phần ăn của bé.
  • Nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên, tránh tình trạng trẻ cào gãi gây xước da.
  • Giữ ẩm cho da trẻ: Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da bé để dưỡng ẩm và giúp hỗ trợ ngăn bùng phát chàm sữa cho trẻ.

4. Trẻ bị chàm sữa khi bú mẹ, mẹ nên kiêng ăn gì?

Với trẻ đang bú mẹ bị chàm sữa, mẹ cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm:

  • Thực phẩm có chất tanh: Mẹ tránh ăn tôm, cua, cá và tảo. Các thực phẩm này dễ gây kích thích phản ứng miễn dịch, dẫn đến dị ứng. Khi mẹ ăn, chất dinh dưỡng sẽ đi qua sữa mẹ và có thể kích thích chuỗi dị ứng ở trẻ khi bú.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Mẹ hạn chế ăn thịt mỡ và thức ăn chiên rán nhiều dầu. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể kích hoạt cơ địa dị ứng, làm tăng nguy cơ phát sinh thêm nốt chàm sữa ở trẻ.
  • Thực phẩm cay và gây tê: Mẹ nên tránh ăn ớt, chanh, tiêu. Mặc dù các gia vị này kích thích tiêu hóa, nhưng chúng có thể gây ngứa và tăng tiết mồ hôi, khiến tình trạng chàm sữa của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Khi mẹ ăn thức ăn có gia vị mạnh, sữa mẹ có thể trở nên "nóng" và ảnh hưởng đến trẻ.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết cha mẹ đã hiểu rõ hơn bệnh chàm sữa ở trẻ. Trong những năm tháng đầu đời, da bé còn yếu nên cha mẹ cần lưu tâm và chú ý đến tình trạng da của con để có các phương pháp chăm sóc bé tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

[1] Chàm sữa ở trẻ do đâu, dùng thuốc nào để chữa? https://suckhoedoisong.vn/cham-sua-o-tre-do-dau-dung-thuoc-nao-de-chua-169211025090157071.htm. Ngày truy cập 03/11/2022.

[2] Chàm sữa là gì? Điều trị chàm sữa hay lác sữa như thế nào? https://soyte.binhduong.gov.vn/Lists/giaoducsuckhoe/DispForm.aspx?ID=90&cham-sua.html. Ngày truy cập: 03/11/2022.

[3] Nếu con bị chàm sữa, mẹ “cai” những gì? https://suckhoedoisong.vn/neu-con-bi-cham-sua-me-cai-nhung-gi-169143218.htm. Truy cập ngay 03/11/2022.

CH-20241028-08

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Floating-logo