Các loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách chăm sóc

Trẻ em như búp trên cành, nhạy cảm và rất dễ tổn thương, đặc biệt là làn da. Vì vậy, cha mẹ cần có kiến thức về những vấn đề thường gặp ở da bé sơ sinh để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

1. Viêm da đầu

Bệnh viêm da đầu ở trẻ em hay còn gọi là Viêm da tiết bã trên da đầu, dân gian vẫn thường gọi là "cứt trâu". Đây là một dạng tổn thương da mãn tính, có liên quan đến hoạt động của nấm men và gây rối loạn tuyến bã nhờn trên da đầu bé.

Thống kê cho thấy có đến 95% số trường hợp trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi bị viêm da đầu, đây là bệnh rất phổ biến đang khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

Triệu chứng:

  • Trên da đầu bé có dấu hiệu da bị ửng đỏ. Đôi khi da bé còn bị bong tróc, gây ngứa ngáy kéo dài khiến bé khó chịu, thường xuyên dụi đầu vào chăn gối cho dễ chịu hơn.
  • Da đầu bé có cảm giác ẩm ướt, có dịch nhờn và bết vào tóc.
  • Bề mặt da đầu bé có xuất hiện gàu, da đầu sẫm màu và dày hơn. Sau khi bé khỏi bệnh, da bé vẫn có thể chuyển sang màu sẫm.

Giải pháp:

  • Đối với trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng làm sạch nấm bằng loại dầu gội dành cho bé. Mẹ có thể thoa thêm khoáng chất, hoặc dầu ôliu, massage da đầu cho bé, sau đó gội sạch.
  • Có thể sử dụng ngón tay hay một bàn chải tơ mảnh để cào nhẹ cho các mảng nấm rơi khỏi đầu bé, nhưng nhớ là phải thật nhẹ nhàng. Nếu cào mạnh thì bạn sẽ làm tổn thương da đầu của bé, làm cho vảy nến càng có cơ hội phát sinh thêm.
  • Với trường hợp bị nặng, có thể dùng loại dầu gội đầu đặc trị gàu dành riêng cho bé.

Tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/viem-da-tiet-ba-o-tre-phong-va-tri-the-nao-169220720215942868.htm. Truy cập ngày 29/09/2022.

2. Chàm

Chàm là bệnh viêm da dị ứng đặc trưng bởi sự xuất hiện của những vùng da bị phát ban đỏ, khiến da khô, ngứa và đóng vảy. Phát ban cũng có thể sưng nhẹ, tiết dịch và chảy mủ. Chàm da thường xuất hiện ở má, kéo dài khoảng 3 tháng, khiến má của bé bị khô ráp. Chàm có thể lan xuống các bộ phận khác trên cơ thể như ở các nếp nhăn ở cổ, các phần khuỷu, cổ tay và chân.

Triệu chứng:

  • Da bé bị phát ban đỏ, khiến da khô, ngứa và đóng vảy
  • Da dày: vùng da bị chàm sạm màu, đen hơn các vùng khác do chàm tái phát nhiều lần.

Giải pháp:

  • Không dùng xà phòng thơm mà nên dùng kem làm mềm da cho bé. Các loại kem chứa steroid giúp kiểm soát làn da bị chàm rất tốt, tuy nhiên, chỉ nên dùng từng đợt ngắn, ngắt quãng. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các sản phẩm không chứa corticoid, giúp làm dịu ngứa và mẩn đỏ.
  • Không để móng tay bé dài, vì có thể gây xước, loét vết chàm. Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi.
  • Thời gian này mẹ nên tranh thủ tắm nhanh cho bé bằng nước ấm, các loại sữa tắm nhẹ, sau đó thoa thuốc mỡ hay các loại kem.
  • Việc thức ăn hay nước dãi dính vào mặt có thể gây kích ứng da nhạy cảm của bé, vì thế trước khi cho bé ăn hay ngủ mẹ hãy thoa cho bé một ít dung dịch bôi trơn chuyên dùng cho bé sơ sinh.
  • Nếu thấy bé ngứa và gãi nhiều, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ nhi khoa nhé.

3. Hăm tã

Hăm tã là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã, thuật ngữ y tế gọi tình trạng này là Viêm da do kích ứng với tã (diaper dermatitis). Nó gây ra mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, vùng cơ quan sinh dục của bé. Đôi khi bạn sẽ thấy chúng nổi những đốm tương tự như phát ban da ở tình trạng bị viêm và đau. Nếu tình trạng dần tệ hơn, da bé có thể bị rát và chảy máu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do phân và nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Ngoài ra, hăm da ở bé còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

Triệu chứng:

  • Bé có vẻ đau đớn và khóc khi bạn lau mông bé.
  • Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
  • Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở mông, nổi mẩn đỏ.
  • Phần da có thể khô hoặc ướt.
  • Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da.
  • Bé cố gắng gãi vùng mông khi bạn vừa tháo tã.

Giải pháp:

Để phòng ngừa hăm tã ở trẻ thì các mẹ cần vệ sinh kỹ, sạch sẽ để phần mông bé luôn khô thoáng mỗi khi bé tiểu tiện và đại tiện. Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm, mẹ nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé. Đặc biệt, việc thay tã phải được làm thường xuyên.

Hăm tã rất phổ biến ở trẻ em và phần lớn chúng không quá nguy hiểm. Mẹ có thể chủ động chữa lành vết hăm cho bé bằng cách sử dụng kem hăm tã. Kem chống hăm giúp làm dịu da, mang lại cảm giác thoải mái cho bé, đồng thời cũng giúp vết hăm nhanh lành hơn nên được rất nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dùng để phòng ngừa hăm tã, làm dịu và bảo vệ mông của trẻ sơ sinh bị kích thích. Mẹ nên tìm hiểu thật kỹ, chọn các sản phẩm có thành phần an toàn, không kháng sinh, không chất sát khuẩn, không hương liệu. Đặc biệt, mẹ nên chọn sản phẩm như Bepanthen Balm có chứa thành phần có tác dụng dưỡng ẩm như pro-vitamin B5 hay các chất, bảo vệ và ngừa kích ứng da cho bé mẹ nhé.

Lời kết: Trên đây là các loại bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Các triệu chứng đôi khi không rõ rệt, vì thế bố mẹ cần quan tâm con trẻ nhiều hơn, chú ý từng biểu hiện của bé để kịp thời phát hiện và có cách xử lý kịp thời nhé!

CH-20230213-64

Tham khảo:

  • Xử lý bệnh da thường gặp ở trẻ nhỏ. Sở y tế Ninh Bình. Trích xuất từ http://cdc.ninhbinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-y-hoc/pho-bien-kien-thuc/xu-ly-be-nh-da-thuong-gap-o-tre-nho.html Ngày truy cập 08/10/2021.
  • Một số bệnh viêm da thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ. Trích xuất từ http://kiemsoatbenhtatphutho.gov.vn/Chuyen-muc-tin/Chi-tiet-tin/tabid/92/t/mot-so-benh-viem-da-thuong-gap-o-tre-va-cach-phong-tranh/title/5800/ctitle/307/language/vi-VN/Default.aspx Ngày truy cập: 08/10/2021.
  • Common Baby Skin Conditions: Symptoms & Causes​. Healthxchange. Trích xuất từ https://www.healthxchange.sg/children/baby-0-24-months/common-baby-skin-conditions-symptoms-causes Ngày truy cập: 08/10/2021

Mua Bepanthen trực tuyến

Bạn có thể mua các sản phẩm Bepanthen ở tất cả các siêu thị, hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi trên cả nước cũng như gian hàng chính thức của Bepanthen trên các sàn thương mại điện tử.
Sau đây là danh sách những trang web bán lẻ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin mua sản phẩm Bepanthen.

Bài viết liên quan

8 Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở bé ĐƠN GIẢN mẹ nên chú ý

8 Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở bé ĐƠN GIẢN mẹ nên chú ý

Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã

Tìm hiểu thêm
9 tiêu chí vàng khi chọn  kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh

9 tiêu chí vàng khi chọn kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh

Kem bôi hăm da trẻ em là lựa chọn của các bà mẹ thông minh, giúp con trẻ tránh khỏi những cơn đau rát tại vùng tã. Vậy chọn kem bôi hăm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Tìm hiểu thêm
Phân biệt viêm da cơ địa và hăm tã ở trẻ

Phân biệt viêm da cơ địa và hăm tã ở trẻ

Viêm da cơ địa (tên tiếng anh là Atopic Dermatitis/AD, thường được gọi là eczema) là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi 

Tìm hiểu thêm
Bí quyết chăm sóc da nhạy cảm của trẻ bị hăm tã

Bí quyết chăm sóc da nhạy cảm của trẻ bị hăm tã

Đừng tắm cho bé quá thường xuyên vì điều này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên. Mỗi ngày tắm một lần là đủ.

Tìm hiểu thêm
Những điều cần biết về kích ứng da trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về kích ứng da trẻ sơ sinh

Chúng tôi hiểu rằng da trẻ nhỏ rất mềm mại nhưng cũng vô cùng mỏng manh. Tất cả các bậc cha mẹ luôn muốn có sự bảo vệ tốt nhất cho làn da bé

Tìm hiểu thêm
Xử lý hăm cho bé và ngăn ngừa hăm da tái phát

Xử lý hăm cho bé và ngăn ngừa hăm da tái phát

Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, da bị tổn thương, sưng tấy ở mông hoặc đùi, bộ phận sinh dục của bé

Tìm hiểu thêm

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Floating-logo