4 loại sẹo mụn thường gặp và cách phòng ngừa
Sẹo mụn (sẹo gây ra do mụn) có 2 loại chính: sẹo do bị mất mô (các tế bào) hay còn gọi là sẹo lõm; sẹo do bị thừa mô hay còn gọi là sẹo phì đại, sẹo lồi. Tùy cơ địa của mỗi người mà sẹo mụn có hình dạng và cách phát triển khác nhau, dưới đây là một số dạng sẹo mụn thường gặp.
Tham khảo: Acne scars: Overview. Trích xuất từ: https://www.aad.org/public/diseases/acne/derm-treat/scars
4 loại sẹo mụn thường gặp
1. Sẹo lõm đáy nhọn
Đúng như tên gọi của nó, những vết sẹo này có nhân mụn vừa sâu vừa hẹp giống như da bạn vừa bị đâm bởi một vật sắc nhọn nào đó. Sẹo lõm đáy nhọn xuất hiện sau khi một nang da bị nhiễm trùng hoặc tổn thương viêm nằm sâu trồi lên bề mặt của da, làm phá hủy các mô da và để lại những vết sẹo mụn giống dạng “cột”.
2. Sẹo lõm chân tròn
Cũng là sẹo lõm, tuy nhiên sẹo lõm chân tròn có dạng là đường gợn sóng trên bề mặt da, nếu chỉ nhìn thoáng qua thì da bạn trông có vẻ vẫn bình thường. Những vết sẹo lõm chân tròn xuất hiện khi các dải xơ dính của mô phát triển giữa da và các mô, kéo các lớp biểu bì xuống sâu bên dưới. Việc các lớp biểu bì bị kéo vào trong gây ra hình dáng sóng lượn ở da.
3. Sẹo lõm chân vuông
Đây là dạng sẹo có hố lõm hình vuông, chân sẹo tương đối nông và bằng. Khi bạn bị mụn nặng, cơ thể sẽ cố gắng sản sinh ra nhiều collagen để chữa lành tổn thương. Sẹo lõm đáy vuông hình thành khi cơ thể bạn không có đủ lượng collagen để tái tạo lớp biểu bì mới.
4. Sẹo lồi (phì đại)
Các vết mụn trên mặt đôi khi cũng có thể để lại sẹo lồi (phì đại). Những vết sẹo lồi do mụn gây ra thường xuất hiện trên thân mình, đặc biệt là ở nam giới. Không giống như sẹo đáy nhọn và sẹo lõm chân vuông, sẹo lồi không phải do tình trạng mất mô gây ra mà thay vào đó, chúng là kết quả cho sự sản sinh collagen quá mức.
Tham khảo: Acne scars: Diagnosis and treatment. Trích xuất từ: https://www.aad.org/public/diseases/acne/derm-treat/scars/treatment
Cách khắc phục sẹo do mụn để lại
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sẹo do mụn gây ra là bạn nên điều trị mụn ngay khi nó vừa hình thành. Bạn không nên tự nặn mụn tại nhà, vì nếu không làm đúng cách, mụn sẽ dễ dàng lây lan và tình trạng mụn trở nên nghiệm trọng hơn.
Đối với các loại sẹo lõm, có thể sử dụng một số phương pháp như sử dụng chất làm đầy, lăn kim hoặc vi kim, laser,... để làm đầy vết sẹo lõm. Đối với những vết sẹo lồi cần sử dụng các phương pháp tác động mạnh hơn như phẫu thuật trị sẹo, tiêm thuốc, mài da,...
Ngoài ra, đối với các vết sẹo lồi (phì đại) sử dụng các các sản phẩm trị sẹo cũng là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Khi các loại mụn đã được xử lý và vết thương đã lành, bạn nên sử dụng gel trị sẹo như Bepanthen Anti-Scar và một số sản phẩm trị sẹo tương tự.
Tham khảo: Acne scars: What’s the best treatment?. Trích xuất từ: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/expert-answers/acne-scars/faq-20058101
Gel trị sẹo Bepanthen Anti-Scar là sản phẩm đến từ nhãn hiệu chăm sóc da không kê đơn bán chạy số 1 thế giới (Theo dữ liệu DB6, thị trường Chăm sóc sức khỏe toàn cầu năm 2020 của tổ chức Nicholas Hall), Bepanthen Anti-scar Gel sẽ giúp ngăn ngừa hình thành sẹo mụn, sẹo đỏ, sẹo lồi (sẹo phì đại).
Kết luận
Trên đây là 4 loại sẹo mụn phổ biến, bạn nên lưu ý và nhận biết loại mụn mình đang gặp phải để có cách điều trị phù hợp. “Nhất dáng, nhì da”, đừng để những vết sẹo mụn xấu xí khiến bạn thêm tự ti, hãy luôn xinh đẹp và tự tin theo cách của mình nhé!
CH-20220505-11