Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ da
Hăm tã ở trẻ luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh, đặc biệt là hăm da ở trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng bé bị hăm tã nhé!
Da em bé mỏng và mềm hơn da của người lớn và dĩ nhiên cũng nhạy cảm với những kích thích tố hơn do có độ pH cao hơn. Chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh dù gây nhiều khó chịu cho bé lẫn mẹ nhưng lại là một tình trạng rất phổ biến, dễ kiểm soát nếu được săn sóc đúng cách. Nếu trẻ bị hăm tã, bạn đừng vội tự trách mình chăm con chưa khéo nhé. Trẻ sơ sinh bị hăm bẹn hầu như là chuyện không của riêng bà mẹ nào.
Trẻ bị hăm mông phải làm sao? Với sự kết hợp giữa chuyên môn khoa học và một lòng hướng đến cách chăm sóc sức khỏe gia đình, chúng tôi đã tạo ra những sản phẩm kem bôi hăm cho trẻ sơ sinh không chứa chất bảo quản, không paraben, hương liệu và kháng sinh để bảo vệ làn da quý báu của bé thơ.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?
Ở giai đoạn mặc tã, bé có thể bị hăm bất cứ lúc nào. Đây là tình trạng phát ban dưới dạng mẩn đỏ, có thể tổn thương, sưng tấy hoặc có các nốt trên mông, đùi và bộ phận sinh dục của trẻ. Da của bé bị hăm cũng không còn độ săn chắc khỏe mạnh khi chạm vào.
Tùy theo độ tuổi mà nguy cơ hăm tã ở trẻ em sẽ khác nhau. Trẻ dưới mười hai tháng tuổi rất dễ bị hăm vì thường xuyên đi ngoài. Bên cạnh đó, da bé cũng còn mỏng manh, có độ pH cao hơn và dễ kích ứng hơn. Đó là lý do chúng tôi sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau để có thể phù hợp với từng độ tuổi của các bé, được phát triển trên cơ sở khoa học nhằm tạo ra một "rào chắn" bảo vệ, ngăn ngừa và làm lành vết hăm tã ở trẻ nhỏ và hăm da ở trẻ sơ sinh.
Trẻ bị hăm mông có những biểu hiện nào?
Tình trạng hăm da trẻ sơ sinh sẽ khiến bé khó chịu và hay quấy khóc hơn, đặc biệt là khi chạm vào vùng bị hăm hoặc khi đi tắm. Giấc ngủ của bé cũng sẽ chập chờn, không sâu vì thiếu thoải mái khi bé bị hăm.
Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?
1. Do làn da nhạy cảm của bé
Da của trẻ sơ sinh mỏng hơn nhiều so với người lớn và do đó chúng rất dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài. Bất cứ thứ gì chạm vào làn da của bé đều có khả năng gây kích ứng, từ khăn ướt đến tã lót. Một số thành phần bột giặt, nước xả mà mẹ dùng để giặt tã cho bé cũng có thể gây hăm da ở trẻ.
2. Do thức ăn không phù hợp
Có rất nhiều bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bé bị hăm da khi bước vào quá trình ăn dặm, nhất là sau khi bé thử một món ăn mới. Ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với việc ăn uống, do đó bé sẽ phải thử khá nhiều loại thức ăn mới và một số loại có thể không phù hợp với cơ địa của bé. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi thành phần nước tiểu hoặc phân của bé, là một trong những nguyên nhân gây hăm ở trẻ sơ sinh.
3. Do vấn đề vệ sinh
Để da bé tiếp xúc với tã bẩn quá lâu cũng là nguyên nhân gây khiến em bé bị hăm tã. Môi trường bẩn, ấm và ẩm ướt bên trong tã rất thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Những yếu tố nguy cơ có thể khiến trẻ bị hăm mông là:
- Sinh non
- Sức đề kháng kém
- Giảm sốt sau tiêm phòng
- Uống thuốc kháng sinh
- Bị tiêu chảy
- Trong giai đoạn cai sữa
- Dễ mắc bệnh chàm di truyền
Bảo vệ da khỏi hăm tã ở trẻ em
- Bạn nên giữ vệ sinh vùng kín cho bé trong quá trình thay tã. Nên nhớ, chỉ lau rửa nhẹ nhàng và để khô, thay vì chà xát da của bé. Nếu dùng tã vải, bạn nên ngâm tã với nước sôi sau khi tã đã được giặt sạch và trước khi tã được mang phơi. Cách này giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt của tã.
- Đừng buộc tã quá chặt vì như thế sẽ cản trở sự thông thoáng ở vùng da mông, gây bí hơi.
- Thỉnh thoảng, bạn nên cho bé “để trần”, không mặc tã hay quấn khăn và đặt bé nằm trên một tấm lót dày. Nếu bé đi tiểu hoặc đi tiêu, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho bé ngay. Làn da khô thoáng, sạch sẽ là yếu tố hàng đầu chống trẻ sơ sinh bị hăm tã.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. May mắn rằng, ba mẹ hoàn toàn có thể ngừa tình trạng này bằng những biện pháp trên.
Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ
Hăm tã có thể do tình trạng sử dụng tã giấy và nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt là trong mùa hè, nên vấn đề trẻ bị tái phát hăm tã là rất cao. Vì thế sau khi tình trạng hăm tã của bé đã hết, cha mẹ không nên chủ quan mà cần có các biện pháp phòng hăm tã tái phát:
- Lựa chọn tã giấy mềm, có thương hiệu bảo đảm, không mua hàng nhái hàng giả.
- Không sử dụng loại tã giấy có mùi thơm…
- Đóng bỉm đúng cách, không đóng quá chặt hay quá lỏng.
- Thay tã thường xuyên, nên thay tã ngay bé đi vệ sinh ra tã.
- Khi thay tã cần vệ sinh phần da dùng tã.
Khi nào mẹ nên đưa bé bị hăm tã đến bác sĩ?
Đừng quá lo lắng vì hăm da ở trẻ là một vấn đề cực kỳ phổ biến và sẽ nhanh chóng khỏi nếu bố mẹ biết cách chăm sóc da bé đúng cách, đặc biệt là không thể thiếu sự hỗ trợ của kem chống hăm dạng mỡ. Nếu trẻ bị hăm tã đã vài ngày và vết hăm đỏ lan rộng ra bên ngoài vùng da quấn tã hoặc nếu da tổn thương nhiều, đau đớn, kèm hoặc không kèm theo sốt thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng. Tốt hơn hết, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi bé có dấu hiệu nặng hơn hay không thuyên giảm.
Lời kết
Trên đây là những thông tin bố mẹ cần nắm về hăm da ở trẻ sơ sinh. Trẻ em là món quà tuyệt vời nhất ông trời ban tặng, hãy nâng niu và yêu thương các bé từ những thứ nhỏ nhất. Bepanthen Balm chúc các bé luôn vui vẻ và mạnh khỏe nhé!
CH-20241028-08
Nguồn tham khảo:
[1]Mách mẹ cách chữa hăm tã cho trẻ bằng cây nhà lá vườn. Link truy cập: https://suckhoedoisong.vn/mach-me-cach-chua-ham-ta-cho-tre-bang-cay-nha-la-vuon-169220525121739534.htm. Truy cập ngày 20/9/2024